Tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Đăng lúc: 16:33:44 03/05/2024 (GMT+7)
Hiện nay, tình trạng vi phạm như xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi vẫn thường xuyên diễn ra. Việc xử lý vi phạm của các cấp chính quyền chưa được quan tâm; hình thức xử lý chỉ dừng lại ở việc thông báo, nhắc nhở, vận động các hộ gia đình tháo dỡ khôi phục hiện trạng. Không kiên quyết cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm khi người dân cố tình không tự tháo dỡ, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Số vụ vi phạm công trình xảy ra trên địa bàn còn nhiều, nhất là công trình đi qua khu dân cư.
Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Bắc Sông Mã có nhiệm vụ, tưới tiêu cho trên 76 nghìn ha, phòng chống thiên tai trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Bỉm Sơn và 4 xã phường phía Bắc Thành Phố. Quản lý 101 trạm bơm, 560 cống lớn nhỏ; 02 âu và 04 hồ chứa nước; 162 kênh tưới tiêu với chiều dài 615,6 km trong đó 277,2km kênh tưới, 338,4km kênh tiêu, kênh tưới đã kiên cố 232,6km đạt 84,56%, kênh tiêu chủ yếu là kênh đất tỷ lệ kiên cố 2,25%. Tổng số CBCNV-LĐ 570 người.
Hiện nay, tình trạng vi phạm như xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi vẫn thường xuyên diễn ra. Việc xử lý vi phạm của các cấp chính quyền chưa được quan tâm; hình thức xử lý chỉ dừng lại ở việc thông báo, nhắc nhở, vận động các hộ gia đình tháo dỡ khôi phục hiện trạng. Không kiên quyết cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm khi người dân cố tình không tự tháo dỡ, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Số vụ vi phạm công trình xảy ra trên địa bàn còn nhiều, nhất là công trình đi qua khu dân cư.
Theo thống kê số vụ vi phạm công trình thuỷ lợi tính đến 31/12/2023 là 416 vụ trong đó trước năm 2023 là 368 vụ, năm 2023 là 48 vụ bao gồm xây cầu, trường rào, công trình phụ, lán trại, bán bình, trồng cây v.v... Đến nay đã xử lý được 279 vụ (xử lí vi phạm cũ 251 vụ, vi phạm mới 28 vụ), nhưng chủ yếu là vi phạm về trồng cây trên hành lang kênh, hàng rào tạm, lều lán, bán bình, đăng đó cản trở dòng chảy.Còn lại 137 vụ là các công trình xây lắp như cầu qua kênh, cổng tường rào kiên cố, nhà tạm, công trình phụ và xả chất thải vào công trình thuỷ lợi chưa xử lý giải toả được.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong quản lý, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bảo đảm chất lượng nước phục vụ sản xuất, an toàn công trình thủy lợi Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 2271BNN-TL ngày 29/3/2024, công văn số 4642/UBND-NN ngày 04/4/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa và văn bản số 513/TL-BVCT ngày 16/4/2024của Tổng cục thủy lợi về tăng cường xử lý vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó có nội dung giao Tổ chức khai thác công trình thủy lợi thực hiện các nhiệm vụ phát hiện, kiến nghị xử lý đối với vi phạm về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi (xây dựng nhà ở, nhà tạm, nhà xưởng, kho tàng, lều lán, xây tường bao vv…); cắm mộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xử lý nguy cơ ô nhiễm môi trường nước trong công trình thủy lợi.
Về việc bảo vệ công trình thủy lợi
Tiếp tục tổ chức phố biến, quán triệt các quy định về bảo vệ công trình, xử lý vi phạm công trình thủy lợi được quy định tại Luật Thủy lợi, Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các pháp luật khác có liên quan đến cán bộ, người lao động để nâng cao trách nhiệm kỹ năng xử lý vi phạm công trình.
Thường xuyên kiểm tra phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị UBND các cấp xử lý hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42, khoản 11 Điều 54 của Luật Thủy lợi và khoản 4 Điều 157 của Luật Đất đai, khoản 5 Điều 56 của Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Đất đai.
Trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm: UBND cấp xã, UBND cấp huyện có trách nhiệm xử lý kiến nghị của Tổ chức khai thác công trình thủy lợi đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Về Rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ, xây dựng và triển khai thực hiện phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi công trình.
Chủ trì phối hợp với UBND cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Xây dựng trình UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới công trình thủy lợi.
Chủ trì, phối hợp với UBDN cấp huyện, UBND cấp xã nơi có công trình công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình và cắm môc trên thực địa, và bàn giao mốc giới cho UBND cấp xã nơi có công trình để quản lý.
Về xử lý nguy cơ ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi giám sát chất lượng nước trong công trình thủy lợi, phát hiện thống kê các điểm xả thải vào công trình thủy lợi; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành liên quan, kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền giải quyết các trường hợp vi phạm.
Rà soát khả năng chịu tải, có ý kiến với các dự án có yêu cầu xả thải vào công trình thủy lợi.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi.
Tăng cường công tác duy tu, nạo vét dòng chảy trên các trục kênh, đảm bảo dòng chảy luôn thông thoáng.
Lập hồ sơ theo dõi, đánh giá tình hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm công trình thủy lợi, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Các tin khác
- Tăng cường xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
- Chi nhánh thuỷ lợi Hoằng Hoá giải toả vi phạm hành lang công trình trên kênh Nam và kênh N22-8
- Giải toả vi phạm hành lang công trình trên địa bàn Chi nhánh thuỷ lợi Hoằng Hoá quản lý
- Chi nhánh thuỷ lợi Nga Sơn tích cực trong công tác xử lý vi phạm hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi
![](file/thumb/300/394/636589494.jpg )
Truy cập
Hôm nay:
6389
Hôm qua:
817
Tuần này:
8150
Tháng này:
21580
Tất cả:
597588
Liên kết website